Logo

Cách thiết lập thực đơn cho người đau dạ dày

Đăng bởi Admin vào lúc 09:41 - 04/08/2023

1. Cách thiết lập thực đơn cho người đau dạ dày

Nhóm thực phẩm mà người đau dạ dày nên ăn:

Khi xây dựng thực đơn cho người đau dạ dày, nên lựa chọn thực phẩm có tác dụng bảo vệ ở niêm mạc dạ dày. Sữa, trứng, mật ong,… đều là những thực phẩm giúp bao bọc và tạo lớp màng bảo vệ dạ dày. Đồng thời, bông cải xanh, cà rốt, nghệ,… đều là các thực phẩm chống oxy hóa cao có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng giúp làm lành các vết loét ở dạ dày.

Bên cạnh đó để giảm thiểu các cơn đau dạ dày, bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống các thực phẩm có tính trung hòa acid, giảm tiết dịch dạ dày. Điển hình là nhóm thực phẩm giàu tinh bột (bánh mỳ, khoai lang, cháo,…).

Khi bị bệnh, khả năng tiêu hóa và hấp thu của dạ dày kém khiến cơ thể bị thiếu hụt vitamin và chất khoáng cần thiết. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các loại rau, củ màu xanh đậm, trái cây sặc sỡ,… giàu vitamin A, D, B. Ngoài ra, để khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa, bạn có thể ăn các thực phẩm giàu Probiotic như: sữa chua, Kefir,… giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.

Lựa chọn các thực phẩm phù hợp để đưa vào thực đơn cho người đau dạ dày

                                   Lựa chọn các thực phẩm phù hợp để đưa vào thực đơn cho người đau dạ dày

Cách chế biến các món ăn:

Sau khi chọn lựa được thực phẩm phù hợp, bạn cũng nên lưu ý đến cách chế biến. Tốt nhất, bạn nên chế biến món ăn theo các cách đơn giản như: luộc, hấp, chưng, hầm,… đồng thời hạn chế chiên rán nhiều dầu mỡ. Phương pháp này sẽ làm mềm thực phẩm giúp dễ ăn, tránh hiện tượng dạ dày co bóp quá mức, từ đó làm giảm các cơn đau.

Chia nhỏ bữa ăn:

Việc ăn một lúc quá nhiều thức ăn sẽ khiến dạ dày không thể tiêu hóa hết khối lượng thức ăn nạp vào. Đồng thời, khi ăn quá no dạ dày sẽ tiết ra nhiều acid, gây kích thích niêm mạc. Vì vậy, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để dạ dày luôn có thức ăn trung hòa dịch vị.

Ăn uống đúng giờ:

Bạn nên ăn uống đúng giờ vào các thời điểm nhất định trong ngày. Nếu để bụng đói, dạ dày sẽ tiết dịch vị và gây kích thích niêm mạc, tăng co bóp từ đó sẽ làm tăng các cơn đau. Ngoài việc chú ý đến thời gian của các bữa ăn, bạn cũng nên nhai kỹ và ăn chậm để thức ăn được nghiền nát, giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng.

2. Thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho người đau dạ dày

Tỏi:

Tỏi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn là nhờ Allicin - một loại kháng sinh thực vật. Đồng thời, tinh dầu có trong loại gia vị này còn có tác dụng điều chỉnh acid dịch vị. Vì vậy, khi chế biến món ăn bạn nên thêm vào 1 - 2 tép tỏi để vừa tăng mùi vị, vừa giảm đau dạ dày.

Ngoài tác dụng điều trị đau thượng vị và cơn đau dạ dày, tỏi còn giúp phòng ngừa ung thư dạ dày

Lưu ý: Để tránh tình trạng đau dạ dày trở nên tồi tệ hơn, bạn không nên ăn tỏi sống mà chỉ ăn tỏi đã được nấu chín hoặc ngâm với mật ong,…

Gừng:

Gừng là một gia vị quen thuộc có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày. Bởi vì, thành phần của chúng chứa nhiều chất kháng viêm, diệt khuẩn giúp sát trùng và làm lành vết loét ở niêm mạc. Vì vậy, bạn nên bổ sung gừng vào các món ăn để kích thích sự thèm ăn và hỗ trợ điều trị đau dạ dày.

gừng có tính ấm, vị cay có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày hiệu quả

Chuối:

Trong chuối chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Điển hình nhất là Pectin - hoạt chất giúp cân bằng hệ vi sinh trong dạ dày. Đồng thời, loại trái cây này còn có khả năng trung hòa acid dịch vị, làm giảm viêm loét dạ dày. Do đó, những người đang gặp vấn đề về dạ dày thì không nên bỏ qua chuối.

Không chỉ vậy, chuối còn có tác dụng làm giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Để mang lại hiệu quả tốt, ngay sau khi ăn bạn nên ăn một vài quả chuối.

Pectin - hoạt chất có trong chuối giúp cân bằng hệ vi sinh ở dạ dày

Mật ong:

Mật ong có tác dụng diệt khuẩn đồng thời, nó còn là chất đệm giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó, nhiều người thường kết hợp mật ong với tinh bột nghệ để làm giảm cơn đau. Đơn giản hơn, bạn có thể pha một ly mật ong với nước ấm để uống. Thức uống này không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Chất enzyme có trong mật ong giúp ngăn ngừa nấm và vi khuẩn phát triển, đặc biệt là có khả năng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP

Sữa chua:

Nhiều người cho rằng, ăn sữa chua sẽ làm cho các cơn đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì hàm lượng và nồng độ acid có trong loại thực phẩm này thấp hơn nhiều so với acid có trong dịch vị. Do đó, người đau dạ dày có thể ăn sữa chua mà không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Trong sữa chua chứa nhiều acid lactic có tác dụng ngăn chặn tình trạng viêm loét dạ dày. Đồng thời, thực phẩm này còn rất giàu probiotic giúp cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Vì vậy, sau mỗi bữa ăn bạn nên ăn sữa chua để hỗ trợ tiêu hóa tốt, đồng thời giảm thiểu chướng bụng, đầy hơi.

sữa chua có chứa axit lactic giúp làm kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP

Đu đủ:

Enzyme Papain trong quả đu đủ có thể hạn chế được sự xâm nhập và phát triển của virus, vi khuẩn gây bệnh. Do đó, trong thực đơn cho người đau dạ dày không thể thiếu loại quả này. Bên cạnh đó, đu đủ còn giàu vitamin nhóm B và canxi, magie, kali, sắt, kẽm,… Vì vậy, việc ăn đu đủ thường xuyên sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng thiếu máu, phục hồi gan, đồng thời hỗ trợ điều trị đau dạ dày.

Mỗi ngày bạn nên ăn 1 - 2 miếng đu đủ chín để chấm dứt ngay tình trạng khó tiêu, giúp dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài cách ăn trực tiếp, bạn có thể làm món sinh tố đu đủ ngon mát, tốt cho sức khỏe.

Người bệnh đau dạ dày nên ăn đu đủ chín để kích thích tiêu hóa, giảm triệu chứng khó tiêu, táo bón

Bánh mì:

Bánh mì thường xuất hiện trong bữa sáng của nhiều người. Với thành phần chính là tinh bột nên bánh mì tác dụng giảm kích thích tiết dịch vị, đồng thời thấm hút lượng acid dư thừa. Do đó, chúng sẽ giúp dạ dày của bạn cảm thấy dễ chịu hơn sau khi ăn.

Để ngon miệng hơn, bạn có thể kết hợp bánh mì với trứng - thực phẩm giàu protein giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Bánh mì sẽ khiến dạ dày của bạn cảm thấy dễ chịu hơn sau khi ăn

Hy vọng, sau khi đọc xong bài viết bạn sẽ biết cách thiết lập thực đơn cho người đau dạ dày. Dựa vào các nguyên tắc mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn có thể lựa chọn những thực phẩm phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn làm giảm cơn đau hiệu quả.

0
Zalo
Hotline tư vấn: +6588612863
+6588612863