Trong guồng quay vội vã của cuộc sống, tiết kiệm thời gian là vấn đề ưu tiên nhất. Một số người thường có thói quen mua nhiều thức ăn vào cuối tuần, rồi bảo quản tủ lạnh để tiết kiệm thời gian. Vậy nên, bảo quản tủ lạnh là cách giúp rau củ vẫn giữ được trạng thái tốt nhất. Với một số mẹo đơn giản, rau củ vẫn giữ được độ tươi ngon, tránh được hư hỏng không cần thiết. Ngoài ra, bảo quản rau củ là một cách tránh các loại côn trùng gây hại, hạn chế hư héo.
Mục đích chính của quá trình bảo quản đó chính là làm chậm quá trình chín của rau củ quả. Ở điều kiện bình thường, khi rau củ đạt mức chín quá, hàm lượng dinh dưỡng theo đó cũng giảm theo, nhiễm nhiều vi khuẩn và cuối cùng là thối rữa.
Tất cả các loại rau củ sau khi thu hoạch sẽ tiếp tục chín dần đi, đây là quá trình chuyển hóa đường và oxy thành carbonic, nước và nhiệt. Một loại củ như khoai tây sau khi thu hoạch, nếu không bảo quản đúng cách, mầm khoai tây sẽ mọc lên, tạo nhiều độc tố và không an toàn cho sức khỏe. Do vậy, để làm chậm quá trình chín này, mọi người cần kìm hãm bằng các cách bảo quản thích hợp.
Khi thực phẩm để quá lâu sẽ dễ nhiễm nhiều vi khuẩn, gây nên thối rữa. Mặc dù đã làm chậm quá trình làm chín nhưng một khi rau củ nhiễm nấm thì hiện tượng hư hỏng, thối rữa xảy ra rất nhanh. Do đó, để bảo quản thực phẩm được lâu, bạn cũng cần lưu ý đến những yếu tố nấm mốc khác.
Những yếu tố bên ngoài môi trường tác động không nhỏ đến quá trình trao đổi chất của rau củ. Nếu rau củ chín quá nhanh mà chưa được xử lý, hiện tượng nhũng, hư hỏng sẽ xuất hiện, gây lãng phí.
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất khi bảo quản rau củ. Nhiệt độ càng cao sẽ đẩy nhanh quá trình sinh hóa trong thực phẩm, do vậy rau củ chín nhanh hơn bình thường. Với điều kiện ngăn mát của tủ lạnh, các tốc độ phản ứng hô hấp của các loại rau sẽ chậm lại, ức chế các vi sinh. Nhờ đó rau củ được tươi ngon, bảo quản được lâu hơn.
Độ ẩm môi trường thấp sẽ khiến các loại thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công, nhanh mất nước, dẫn đến tình trạng héo. Trái lại, độ ẩm môi trường cao sẽ hạn chế được quá trình mất nước nhưng lại tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Vậy nên, cách tốt nhất là dùng mạng bọc thực phẩm, bọc kỹ rau củ để tránh sự mất nước trong môi trường có độ ẩm thấp nhé!
Khí Oxy và khí Cacbonic đều có ảnh hưởng đến rau củ quả. Hàm lượng oxi cao làm tăng cường độ hô hấp; lượng oxi thấp hơn ngưỡng bình thường dẫn đến quá trình trao đổi chất ngừng lại khiến rau bị hư. Bên cạnh đó, nồng độ cacbonic cao sẽ làm tăng thời gian bảo quản, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
Khí ethylene sẽ thúc đẩy quá trình chín tự nhiên ở thực vật. Vậy nên có một mẹo nhỏ đó là: đặt một quả chín giữa nhiều quả xanh, sau một thời gian ngắn, các quả xanh sẽ chín nhanh hơn. Các loại quả như táo, chuối, bơ, cà chua,...tạo ra một lượng ethylene khá lớn.
Một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp thực phẩm giữ được chất dinh dưỡng, luôn tươi mới và bảo quản được lâu hơn.
Mỗi loại thực phẩm sẽ có những cách bảo quản khác nhau. Ví dụ như khoai tây, gừng, tỏi nên bảo quản trong những nơi tối. Do ánh sáng mặt trời khiến các loại này mọc mầm nhanh hơn, sản sinh nhiều độc tố. Bưởi, cam cần bảo quản ở những nơi thoáng mát, trong túi lưới vì nếu bọc ni lông sẽ nhanh hỏng.
Rau và trái cây được phân loại thành 2 nhóm như sau: nhóm sản sinh nhiều ethylene và nhóm nhạy cảm với ethylene. Nếu bảo quản chung 2 nhóm này, những loại trái cây thuộc nhóm nhạy cảm sẽ chín rất nhanh. Thông thường những loại trái cây sẽ sản sinh nhiều khí ethylene hơn các loại rau xanh.
Nhiệt độ từ 1 - 4 độ C là khoảng nhiệt thích hợp để bảo quản các loại rau. Trên 4 độ C sẽ khiến vi khuẩn phát triển gây hại, ngược lại, dưới 4 độ C rau sẽ đóng băng, mất hết chất dinh dưỡng. Một số loại thực phẩm tươi sống nên bảo quản ngăn lạnh ngay khi mua về nhà để tránh hư hỏng.
Rửa rau trước khi cho vào tủ lạnh sẽ xuất hiện hiện tượng đọng nước ở rau. Lượng nước đọng này gây nên lượng ẩm quá lớn, làm rau củ nhanh hư. Một số loại củ (củ cải, cà rốt) nên được cắt gọn trước khi bảo quản. Chỉ nên rửa rau khi bắt đầu sơ chế và nấu ăn.
Dùng túi nilon là cách để ngăn chặn sự bay hơi của các loại thực phẩm, duy trì độ ẩm cần thiết để rau củ không bị hư hỏng. Đối với những thứ không có lớp vỏ bên ngoài, túi nilon tạo nên một màng chắn hiệu quả, bảo vệ khỏi sự xâm nhập của côn trùng. Lưu ý không nên dùng túi nilon cho nấm rơm vì nấm dễ đổ nhớt khi cho vào túi. Tốt nhất nên bảo quản bằng túi giấy để giữ được lâu.
Mỗi loại rau củ có một khoảng thời gian bảo quản khác nhau. Măng tây, bắp cải bảo quản được 2 - 3 ngày; bông cải xanh, hành lá 3 - 5 ngày; đậu, rau lá xanh, bí ngô 1 tuần; cà rốt, củ cải 2 tuần.